tạm hết hàngGọi ngay! Miễn phí K.Nghiệm Hay Hướng dẫn, Mẹo vặt

Cách cúng thôi nôi miền Nam đúng và đơn giản

Cách cúng thôi nôi miền Nam đúng và đơn giản

1. Ý nghĩa cúng thôi nôi ở miền Nam:

Mâm cúng thôi nôi là một trong những nghi lễ gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, là một nét đẹp truyền thống băn hoá của người Việt Nam và được mọi người gìn giữ tới ngày hôm nay. Cách cúng thôi nôi miền Nam và 2 miền còn lại có những nét tương đồng nhưng cũng có chút khác biệt theo phong tục.

Sau khi sinh, thôi nôi là một nghi lễ quan trọng. Đây là lễ cúng mà qua đó không chỉ khẳng định sự hiện hữu của một con người và là một thành viên mới trong xã hội, mà còn là sự khẳng định vai trò của gia đình và xã hội đối với thành viên mới, thế hệ mới.

Tuy đâu là hình thức mang tín ngưỡng của dân gian đậm dấu ấn của tín ngưỡng thờ mẫu, nhưng qua đó cho thấy tín ngưỡng dân gian nói chung luôn hướng tới con người không chỉ biết tới hiện tại và tương lại, mà còn nhận rõ truyền thống văn hoá mang đậm bản tính bản sắc của gia đình và xã hội. Đồng thời, lễ thôi nôi còn thể hiện những ước muốn tốt đẹp của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ kế thừa sau này.

2. Nên tổ chức lễ cúng thôi nôi vào giờ nào?

Theo truyền thuyết dân gian thì mỗi đứa bé đầu được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn và chăm sóc của 12 Bà Mụ. Lễ cúng thôi nôi được tổ chức nhằm thể hiện sự cảm tạ chăm sóc của các bà, đồng thời cũng là dịp để bé bỏ đi chiếc nôi bé bỏng và chuyển sang chiếc gường ngủ lớn hơn. Chính vì thế lễ cúng thôi nôi vì vậy cũng là một cột mốc quan trọng trong quá trình trưởng thành của một con người.

Cúng theo quan niệm của dân gian thì lễ thôi nôi được tổ chức theo nguyên tắc “Gái sụt hai, trai sụt một”. Theo đó thì các bé trai sẽ được làm lễ cúng thôi nôi trước 1 ngày so với ngày bé tròn một năm tuổi. Còn đối với bé gái thì sẽ làm trước hai ngày.

Giờ cúng thôi nôi thường vào buổi sớm hoặc chiều tối. Ngoài ra giờ tốt cho buổi thôi nôi cũng được xem xét tuỳ vào tuổi của bé:

·  Nếu bé tuổi tý thì giờ cúng tốt là giờ ngọ (từ 11 tới 13 giờ trưa)

·  Nếu bé tuổi sửu thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)

·  Nếu bé tuổi dần thì giờ cúng tốt là giờ sửu và giờ mùi (từ 1 tới 3 giờ sáng và 13 đến 15 giờ trưa )

·  Nếu bé tuổi mão thì giờ cúng tốt là giờ thìn và giờ tuất (từ 7 tới 9 giờ sáng và 19 tới 21 giờ tối)

·  Nếu bé tuổi thìn thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 23 giờ tối)

·  Nếu bé tuổi tị thì giờ cúng tốt là giờ dậu (từ 17 tới 19 giờ tối)

·  Nếu bé tuổi ngọ thì giờ cúng tốt là giờ thân (từ 15 tới 17 giờ chiều)

·  Nếu bé tuổi mùi thì giờ cúng tốt là giờ tý (từ 23 tới 1 giờ sáng)

·  Nếu bé tuổi thân thì giờ cúng tốt là giờ mão (từ 5 đến 7 giờ sáng)

·  Nếu bé tuổi dậu thì giờ cúng tốt là giờ dần (từ 3 tới 5 giờ sáng)

·  Nếu bé tuổi tuất thì giờ cúng tốt là giờ hợi (từ 21 tới 13 giờ khuya)

·  Nếu bé tuổi hợi thì giờ cúng tốt là giờ tỵ (từ 9 tới 11 giờ sáng)

Tuy nhiên thì những khung giờ trên cũng chỉ mang tính chất tham khảo, các bậc cha mẹ có thể chọn giờ thích hợp với mỗi gia đình để tiến hành nghi lễ thôi nôi cho bé.

3. Cúng thôi nôi theo lịch dương hay âm?

Có rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lúng túng khi không biết phải tổ chức lễ thôi nôi cho con vào ngày âm hay dương. Đây là một trong những nghi thức có truyền thống từ rất lâu đời và là một nét đẹp văn hoá của cha ông ta, có ý nghĩa lớn với mục đích cầu mong các vị thần, tổ tiên che chở, giúp đỡ cho bé luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Theo quan niệm xưa, mặt trăng chính là tiêu chuẩn để ta ước lượng thời gian chính xác và hợp lý nhất. Chính vì vậy, từ ngàn đời xưa lịch âm luôn được chọn để tính xác mốc thời gian trong năm và cha ông ta thường chọn ngày theo lịch âm để làm các lễ cúng. Vì vậy, ta sẽ dựa vào lịch âm để tính mốc thời gian để làm lễ thôi nôi cho bé.

4. Lễ vật cúng thôi nôi miền Nam gồm những gì?

Cách cúng thôi nôi miền Nam cho bé nghiêng về các mẹ đỡ đầu, với mong muốn con được nhiều sức khoẻ và may mắn với các mâm cúng:

·         Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa

·         Mâm cúng Ông Táo

·         Mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông

Vậy 12 Bà Mụ là những ai? Bà Mụ, gọi nôm na là Mẹ sanh (hay “Mẹ sinh”) theo quan niệm dân gian là những tiên nương phụ trách vấn đề sinh đẻ, được người dân tại một số vùng miền châu Á, trong đó có Việt Nam, thờ cúng theo tín ngưỡng và theo sự tích thì có 12 bà Mụ.

Con số 12 bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung trong việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.

Những lễ vật trong từng mâm cúng bao gồm

Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa:

·         1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc

·         1 chén chè đậu xanh

·         1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc

·         1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua; đặc biệt với cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng. Mọi thứ trên mâm cúng cần phải chỉn chu, tươm tất.

·         3 ly nước, hoa, hương để thắp.

Mâm cúng ông Táo:

·         1 đĩa trái cây ngũ quả nhiều màu sắc

·         1 chén chè đậu xanh

·         1 đĩa xôi đậu xanh hoặc xôi gấc

·         1 bộ tam sên gồm thịt, trứng, tôm hoặc cua; đặc biệt với cua, tuyệt đối không chọn con sứt mẻ, gãy càng. Mọi thứ trên mâm cúng cần phải chỉn chu, tươm tất.

·         3 ly nước, hoa, hương để thắp.

Mâm cúng 12 Bà Mụ và 3 Đức Ông:

·         Trái cây: Ngủ Quả 1 đĩa gồm 5 loại quả khác nhau (xoài, đu đủ, dưa hấu, cam, táo,…).

·         Hoa Cát Tường,(có thể là hoa cúc, hồng, lay ơn,…).

·         Nhang

·         Đèn cầy

·         Gạo hủ

·         Muối hủ

·         Giấy cúng Thôi Nôi

·         Trà

·         Rượu

·         Nước

·         Bánh kẹo

·         Đồ chơi em bé

·         Trầu têm cánh phượng

·         Chè: 12 chén nhỏ cho Bà Mụ, 1 chén lớn cho Bà Chúa

·         Xôi : 12 chén nhỏ cho Bà Mụ, 1 chén lớn cho Bà Chúa

·         Gà luộc

·         Heo sữa quay

·         Bánh hỏi

Kết thúc ba tuần rượu và một tuần trà là thực hiện nghi thức "thử tài” trẻ bằng cách bày những vật dụng phù hợp trên bàn. Sau đó, đặt trẻ ngồn trước các vật dụng để trẻ lựa chọn như: gương, lược, tiền, viết hay tập sách… Vật nào được brs chọn trước thì dân gian tin tưởng là sự chọn lựa của bé về nghề nghiệp tương lại cho mình

5. Nghi thức đọc bài khấn cúng thôi nôi miền Nam:

Trong mỗi lễ cúng thì phần đọc văn khấn là việc không thể thiếu. Để thực hiện nghi lễ thì cả nhà sẽ cử một đại diện để đọc bài văn khấn sau:

Bài văn khấn cúng thôi nôi:

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

– Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……
Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………
Chúng con ngụ tại …………
Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ chư vị Tôn thần kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Văn khấn thổ công, thổ địa

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), gia đình cháu (nêu họ tên)… bày làm mâm lễ vật, trước cung thỉnh đất đai diên địa, thổ công thổ chủ trước về chứng minh nhận lễ mừng cho cháu (…) tròn một năm tuổi, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên…) khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù trợ cho gia đình luôn ấm no, hạnh phúc…”

6. Nghi thức khai hoa và dự đoán nghề nghiệp trong lễ thôi nôi:

Nghi thức khai hoa:

Sau nghi thức cúng là nghi thức khai hoa, dân gian còn gọi là “bắt miếng”. Đứa trẻ (trai hay gái) được đặt trên bà, người cúng rót trà thắp hương và xin phép bắt miếng sau đó bồng đứa trẻ trên tay, đồng thời cầm một cành hoa quơ qua quơ lại miệng bé và đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Đồng thời bé gái sẽ được dùng cuống trầu vẽ chân mày cho bé, nếu là bé gái. Hình thức này giống như cách “làm phép” với mong muốn sau này con gái lớn lên sẽ dịu dàng, xinh đẹp như hoa.

Nghi thức chọn nghề tương lai cho bé:

Trong nghi lễ cúng đầy năm hay còn gọi là lễ thôi nôi. Mâm đồ bốc thôi nôi cho bé là một phần không thể thiếu trong nghi lễ. Mâm bốc thôi nôi cho bé phải đầy đủ 12 lễ vật và chỉn chu nhằm cầu mong bình an, hạnh phúc. Như vậy thôi nôi bé bốc gì cho đúng?

Tại sao trong nghi lễ thôi nôi phải có nghi thức bốc đồ?

·         Dự đoán nghề nghiệp trong tương lai của bé

·         Các bậc phụ huynh hiểu phần nào về tính cách của bé

·         Dự đoán tương lai của bé có gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống hay không

Mâm đồ bốc thôi nôi cho bé gái gồm những gì là đủ?

·         Máy bay

·         Bút

·         Hòm thuốc

·         Bộ họa sĩ

·         Bộ đạo diễn

·         Micro

·         Bộ nhà bếp

·         Dương cầm

·         Bàn tính

·         Bộ thiết kế thời trang

·         Tiề

·         Vàng

·         Xe hơi

·         Thước dây may đồ

Mâm đồ bốc thôi nôi cho bé trai cần những gì?

·         Ngôi nhà

·         Micro

·         Máy bay

·         Bút

·         Vàng

·         Súng

·         Máy ảnh

·         Con chuột máy tính

·         Hòm thuốc

·         Cái chùy quan tòa

·         Bộ đạo diễn

·         Tiền

·         Xe hơi

Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể chuẩn bị mâm đồ bốc thôi nôi cho bé đơn giản bao gồm : gương, lược, sách, bút, dao, kéo, máy ảnh, điện thoại, tiền, vàng, cục đất, cục xôi… Mâm bốc thôi nôi cho bé đầy đủ và đúng chuẩn thường gồm 12 món đồ.

Tìm hiểu ý nghĩa của từng món đồ trong mâm bốc thôi nôi cho bé

Cây viết: rất có thể trong tương lai nghề nghiệp của bé sẽ gắn liền với công việc viết lách. Khả năng cao bé sẽ trở thành nhà báo, nhà thơ, nhà văn…

Quyển sách, vở: đây là món đồ có thể nhiều bậc phụ huynh yêu thích nhất. Bởi sách vở thể hiện tính cách của bé chăm chỉ , ngoan ngoãn.

Cây búa: dụng cụ này thường đại diện cho những công việc nặng nhọc. Rất có thể trong tương lai bé sẽ trở thành chủ xưởng gỗ hay quản đốc về lĩnh vực cơ khí…

Bộ đồ chơi nhà bếp: nếu bé chọn món đồ chơi này thì trong tương lai công việc của bé có thể liên quan trong lĩnh vực ẩm thực như đầu bếp, kinh doanh nhà hàng…

Ống nghe: nếu bé chọn món đồ chơi này thì trong tương lai bé có thể trở thành bác sĩ, ý tá hay dược sĩ…

Máy bay, ô tô: đây là món đồ chơi mà nhiều bé trai yêu thích nhất. Tương lai bé yêu của bạn có thể là tài xế, phi công hoặc tiếp viên hàng không.

Máy tính: Bé yêu của bạn có thể làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng và kinh doanh…

Bộ đồ chơi lego: bé yêu của bạn trong tương lai là một người có khả năng quan sát và sáng tạo cao. Bé có thể thành kiến trúc sư hoặc họa sĩ trong tương lai

Nghi thức bốc đồ giúp buổi lễ đầy năm thêm trọn vẹn và ý nghĩa. Giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu về tính cách của bé yêu trong tương lai. Việc chọn nghề nghiệp hay tính cách của bé trong tương lai còn phụ thuộc rất lớn sự giáo dục và uốn nắn của các bậc phụ huynh.

Nguồn: http://xoichecohong.vn/

 

 

 

 

Đang xử lý... Vui lòng chờ trong giây lát.